Người Việt chúng ta có câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như trong nguồn chảy ra”” – công cha nghĩa mẹ được ví với những điều to lớn, vĩnh hằng để lột tả lên tình yêu vô bờ bến của cha mẹ với con cái.
Tuy nhiên, tình yêu, cách dạy con của mỗi người làm cha làm mẹ lại được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Có người chiều chuộng con hết mực, sẵn sàng cho con bất cứ thứ gì con muốn, làm thay con khi thấy trẻ gặp đôi chút khó khăn. Theo nghiên cứu trong Dự án Nuông chiều con quá mức đã xác định được một số dạng của hiện tượng này. Thứ nhất, cha mẹ nuông chiều con quá mức điển hình đầu tiên là cho con quá nhiều. Đáp ứng quá nhiều ở đây có thể là đồ ăn, đồ chơi hoặc hoạt động giải trí hay thậm chí là quá nhiều thiết bị điện tử. Thứ hai, phụ huynh thể hiện sự chiều chuộng quá mức với con khi sẵn sàng trở thành “bảo mẫu” bao bọc con ngay cả khi trẻ đã lớn. Phụ huynh dạng này sẽ mong muốn giải quyết vấn đề ngay thay cho con thay vì kiên nhẫn định hướng trẻ cách tự mình giải quyết thế nào.
Hoặc có những gia đình có cách “yêu” con hoàn toàn khác. Với suy nghĩ “Trứng sao khôn hơn vịt”, nên áp đặt cho con mình một con đường mà cha mẹ cho rằng là tốt. Điển hình cho những cha mẹ như thế này là câu nói “Con không được làm cái này”, “Con phải làm như bố mẹ nói” hoặc thậm chí cả đòn roi nếu con làm sai ý mình.
Có con mới hiểu lòng cha mẹ” – Nỗi lòng của ngươi làm cha làm mẹ, ai cũng muốn dành điều tốt nhất cho con, mang đến cho con niềm vui, mong con của mình giỏi giang, thành đạt
Nhưng có lẽ, điều mà cha mẹ mong cầu nhất chính là con của mình được hạnh phúc!
Vậy cách yêu, cách thương con như trên có giúp con hạnh phúc và hạnh phúc lâu dài không?
Những chú gà công nghiệp ra đời
Nhiều bạn trẻ hiện nay có thể học rất giỏi, là thủ khoa, á khoa, các bạn cầm trên tay những chiếc bằng đẹp đẽ, là niềm tự hào của cha mẹ, của gia đình, của dòng họ. Nhưng trớ trêu thay, khi xa gia đình, những thủ khoa, á khoa trên không biết cách cầm chổi quét nhà, không biết cách giặt quần áo,… Mọi việc từ nhỏ nhất các bạn đều nghĩ đến bố đến mẹ. – Liệu các bậc phụ huynh có muốn con mình trở thành người như thế này?
Tuy nhiên, việc nhà có thể học, những công việc tay chân đều có thể học được.
Vậy nhưng, làm sao để có thể học được “chính kiến, ước mơ, sở thích” cá nhân?
Khi cha mẹ quá cẩn thận, chu đáo, lo cho con hầu như mọi thứ theo kiểu lập trình sẵn hoặc quá áp đặt con cái sẽ khiến con thiếu đi tính tự lập, có thái độ thờ ơ với mọi việc, thiếu đam mê, hoài bão…để rồi những người con không xác định được mình thích gì, làm nghề gì. Lúc này cha mẹ lại thường lấy ngay chính đam mê, ước vọng của bản thân mình để hướng con đi học, đi làm
Không biết mình thích gì, không biết mình muốn gì, không biết mình có khả năng làm gì – chỉ biết làm những gì cha mẹ vạch ra. Con đường cha mẹ vạch ra chắc chắn là với mong muốn tốt cho con nhưng câu hỏi quan trọng nhất đó là có phù hợp với con không hay không. Con có hạnh phúc khi đi theo con đường như thế không. Thực trạng này được thể hiện rất rõ trong bộ phim Ba chàng ngốc mà chúng tôi đã có bài chia sẻ và rút ra bài học từ những nhân vật chính trong bộ phim. Chúng tôi có để link bài chia sẻ dưới phần mô tả cho anh chị nào có quan tâm
Nhiều bạn trẻ thậm chí còn không biết mình có hạnh phúc không – cha mẹ vui là con vui rồi, chỉ cần cha mẹ vui là được, đó là những gì các bạn suy nghĩ.
Những chú gà công nghiệp – không đam mê, không hoài bão, không có định hướng cá nhân – vô tình được ra đời như vậy!
Chúng tôi trước đây đọc được 1 bài báo nói về người con trai hơn 40 tuổi ở đất nước Nhật Bản bày bừa rác thải khắp nhà, thậm chí cao bằng người anh ta nhưng anh ta không hề dọn. Anh ta chỉ ở nhà xem phim giải trí, đọc truyện tranh. Hằng ngày, cha mẹ anh ta đã gần đất xa trời, đầu 2 thứ tóc đem cơm đến cho anh ta!
Trong câu chuyện đáng thương trên – đứa con có lỗi nhưng cha mẹ cũng không phải vô can.
Các bậc phụ huynh à, chúng ta yêu con nhưng tình yêu đó nên đúng cách!
Chắc chắn các bậc phụ huynh không thể kèm cặp bên cạnh con của mình suốt cuộc đời. Con cái rồi sẽ có cuộc sống riêng của mình, sẽ cần tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bản thân. Khổ hay sướng, vui hay buồn sẽ do chính hành đông & suy nghĩ của con tạo nên.
Các bậc phụ huynh nên đứng ở vai trò là một “người bạn” với con cái, cùng con tìm ra định hướng, giúp con tìm ra được ước mơ và ủng hộ con nếu những gì con đang hướng đến là đúng đắn.
Cuộc sống ngoài kia muôn vàn sắc màu, có vấp ngã rồi có đứng lên, có thất bại rồi có thành công, có nước mắt rồi có nụ cười – hãy để con tự đứng trên đôi chân của mình, hãy để con tự cảm nhận niềm hạnh phúc thuộc về con, hãy để con trưởng thành là những chú chim đại bàng có sức mạnh, có kỹ năng, có chính kiến!
CÓ THỂ BẠN CŨNG MUỐN ĐỌC: 6 bước dạy con đầu tư từ nhỏ của các chuyên gia
Ví dụ một một bậc cha mẹ nuôi dạy con như Đại Bàng
Sau đây chúng tôi muốn chia sẻ câu chuyện của một người bạn tên là Trần Trinh Tường. Tường hiện là founder của trung tâm Tiếng Anh Simple English được nhiều học sinh sinh viên chọn học trong hơn 6 năm qua. Trước khi đạt được thành công như hiện tại trường đã từ bỏ công việc tại một tập đoàn MKT lớn với mức lương ngàn đô, người tự thuật lại câu chuyện của mình, để các bậc phụ huynh có thể tham khảo, từ đó nhìn nhận nên dạy dỗ con em mình như thế nào. Nuôi con thành đại bàng hay chỉ là gà công nghiệp, điều đó phụ thuộc vào lựa chọn của cha mẹ.
- Năm 5-6 tuổi: tôi đã được mẹ bắt rửa bát chén. Tôi chưa biết rửa nên mẹ bày chơi trò chơi “Ngăn Nắp”, mẹ gieo vào đầu tôi rằng ai ngăn nắp là người dễ thương. Thế là hai mẹ con cùng chơi trò ngăn nắp, mẹ rửa chén, con úp chén. Rồi sau đó làm thêm rất nhiều việc nữa, Mẹ dạy rằng, học làm người thì phải học lao động tốt.
- Năm 12 tuổi – lớp 6, mẹ dắt tôi lên chùa phụ làm công quả. Các cô ai cũng khen tôi sao còn nhỏ mà biết làm việc phụ bếp giỏi thế. Cuối giờ mẹ dặn, muốn giỏi là phải siêng năng nhưng phải biết khiêm tốn, khiêm tốn mà vẫn mang phong thái tự tin.
- Từ lớp 6 đến lớp 9, mẹ cho tôi học Vovinam, một môn võ mà tôi rất yêu thích, Tôi có nhiều bạn bè, có cơ hội trình diễn võ thuật với nhiều người. Chính điều đó hun đúc sự dạn dĩ, mạnh mẽ trong tính cách của tôi.
- Năm lớp 9, mẹ cho tôi vào cung văn hóa thiếu nhi, học ngoại ngữ, chơi thể thao, chỗ nào nhiều người hoạt náo, mẹ dắt tôi vào hết. Mẹ còn dẫn tôi đi làm từ thiện, cho tôi thấy nhiều mảnh đời thiếu may mắn cần được yêu thương.
- Từ lớp 6 đến lớp 12, dù trường xa nhà gần 10km, đi ngược chiều gió biển Nha Trang, mẹ vẫn không chở tôi đi học, mẹ nói: “Con trai, muốn khỏe muốn mạnh, muốn vạm vỡ không?” “Dạ con muốn!” “Vậy con tự đạp xe đi học! Mẹ không chở nhé”. Lúc đó đương nhiên là tôi không vui chút nào, nhưng nhờ vậy mà cậu học sinh nhỏ nhắn đó đã thông thạo đường đi nước bước cả thành phố nhỏ.
- Năm 18 tuổi tôi lên Sài Thành học đại học. Tôi lúc đó tự thi, tự học, tự tìm phòng trọ, cha mẹ có thể hỗ trợ mọi thứ, nhưng muốn tôi tự nghiên cứu và thực hành và trải nghiệm.
- Năm nhất, mẹ cho 4 triệu tiền ăn học, năm hai mẹ cho 3 triệu, năm ba mẹ cho 2 triệu, năm 4 chỉ còn 1 triệu tiền ăn học, mọi thứ tôi phải tự lo. Từ năm 18 tuổi mẹ dồn tôi vào áp lực tài chính như thế.
Ra trường bạn Tường trong câu chuyện này đã dạn dĩ cứng cỏi hơn chàng trai 18 chân ướt chân ráo vào Sài Gòn và khởi nghiệp thành công. Chính vì cách nuôi dạy con như Đại bàng của mẹ, bạn Tường đã vững vàng tự tin như hiện nay. Nhưng ngược lại, người em họ của bạn Tường lại là một người trái ngược hoàn toàn. Em gái này suốt những năm cấp 2, cấp 3 mẹ chở đi, vì sợ con gái ra đường bắt cóc, bị chọc ghẹo, lo trời nắng con đổ bệnh. Đi đâu mẹ em ấy cũng hỏi, làm gì mẹ cũng quản, lên đại học thì cha mẹ lo hết, cho ở nhà người quen, việc làm thêm thì cấm.
ĐỌC THAM KHẢO: Top 6 kỹ năng sống cần dạy ngay khi trẻ còn nhỏ
Những tình cảm đầu đời của em cũng bị mẹ phản đối một cách gay gắt, năm em 17 tuổi, em biết rung động, nhưng sau đó mẹ em xé toạc tấm thiệp sinh nhật bạn trai cùng lớp gửi tặng. Em khóc thảm thương. Ngày em nó 22 tuổi ra trường, không dám yêu, không dám xin việc, tự tin yếu kém, vẫn xin mẹ tiền…
Vậy đó, Con cái như “sản phẩm” của cha mẹ, suy cho cùng con cũng chính là tấm gương phản chiếu cha mẹ rõ ràng nhất.
Như vậy là AzFin đã trình bày đến cho Anh Chị về Câu chuyện những “chú gà công nghiệp” luôn học và làm theo định hướng của cha mẹ. AzFin rất hi vọng bài ngày hôm nay có thể giúp anh chị ở một góc nhìn nào đó hỗ trợ tốt cho việc giáo dục và định hướng cho con, để con có niềm hạnh phúc và thành công. Hãy đồng hành cùng AzFin trong những số tiếp theo để lắng nghe những chia sẻ của chúng tôi để trong chặng đường nuôi dạy con khôn lớn.
————
Ngoài ra các chương trình của chúng tôi sẽ được phát sóng trên:
AzTalent- Cùng con tự do tài chính
☎️Hotline: 0962.498.639
? Website: https://aztalent.vn/
? Youtube: https://www.youtube.com/c/TựdotàichínhAzFinViệtNam
? Podcast: https://soundcloud.com/tudotaichinhazfin
? Cộng đồng: https://www.facebook.com/groups/tudotaichinhaz
? Fanpage: https://www.facebook.com/AzTalenttaichinhchotre
————