Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn cần biết cách tiêu tiền hợp lý. Tài sản có và tiêu sản là hai khái niệm quan trọng mà chúng ta cần quan tâm và hiểu rõ. Nhiều người không phân biệt được tài sản có và tiêu sản, Điều này dẫn đến việc tiêu tiền không hợp lý, khiến tiết kiệm không hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản, cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Tìm hiểu về khái niệm
Khái niệm tài sản và tiêu sản đã từng được nhắc tới trong cuốn sách nổi tiếng về tài chính: “Cha giàu, cha nghèo” của Robert Kiyosaki. Cụ thể
1.1 – Tài sản là gì?
Tài sản là những gì mà bạn đã bỏ tiền ra để mua quyền sở hữu chúng. Trong tương lai chúng có thể sinh lời và mang tới tiền cho bạn. Các loại tài sản có khả năng tăng trưởng, mang lại thu nhập cho người sở hữu chúng với giá trị bằng hoặc lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra.
Vậy tài sản bao gồm các loại nào? Theo quy định Bộ luật dân sự 2015, tài sản sẽ gồm động sản và bất động sản. Ngoài ra, tài sản có thể là tài sản hiện có của chủ sở hữu hoặc tài sản sẽ được hình thành trong tương lai.
Ví dụ về tài sản:
- Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu… mua với giá trị ban đầu thấp, tuy nhiên sau 1 thời gian tài sản tăng giá, mang đến lợi nhuận cho người sở hữu. Bên cạnh đó, người sở hữu còn được chia cổ tức từ số lượng chứng khoán mà mình sở hữu.
- Nhà đất được mua với giá trị thấp, sau một thời gian thì bất động sản tăng giá, bạn bán ra để kiếm lời.
- Kinh doanh quán đồ ăn vặt sau 1 thời gian quán mang đến lợi nhuận, doanh thu cho chủ sở hữu, như vậy quán ăn vặt là tài sản của bạn.
1.2 – Tiêu sản là gì?
Tiêu sản là những thứ mà bạn bỏ ra bằng tiền để mua và sở hữu chúng. Tuy nhiên, sau khi mua thì tiêu sản bắt đầu giảm giá trị, không những vậy chúng còn lấy đi thu nhập của bạn. Đó có thể là khoản tiền bảo trì, bảo dưỡng, chăm sóc hay sửa chữa… Tiêu sản cũng có thể là những thứ mang đến thu nhập nhưng giá trị thấp hơn so với chi phí ban đầu bỏ ra.
Ví dụ về tiêu sản:
- Điện thoại di động là tiêu sản, bởi sau khi mua và sử dụng, điện thoại sẽ bị giảm giá trị, bán ra với giá rẻ hơn giá mua vào. Ngoài ra, điện thoại sẽ thường có xu hướng bị giảm giá khi những phiên bản mới ra mắt.
- Ô tô cũng là một dạng tiêu sản, bởi bạn sẽ phải bỏ những chi phí vận hành, bảo dưỡng, xăng xe, rửa cũng như chăm sóc ô tô định kỳ.
- Các khoản nợ tín dụng cũng là tiêu sản, bởi bạn cần trích 1 khoản thu nhập mỗi tháng để trả lãi.
2. Có nên mua tiêu sản hay không?
Trong cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” được xuất bản năm 2000, Robert Kiyosaki từng viết: “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí”.
Theo Robert Kiyosaki:
- Người giàu biết cách khiến “tiền đẻ ra tiền” bằng cách mua những tài sản sẽ mang lại giá trị cao trong tương lai.
- Tầng lớp trung lưu sẽ mua tiêu sản, chẳng hạn mua nhà, mua xe. Họ nghĩ rằng nhà và xe của họ là tài sản họ sở hữu, nhưng chúng thực sự là một dạng tiêu sản.
- Người nghèo sử dụng số tiền họ có để chi trả cho các chi phí hàng ngày và đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thường là rất ít hoặc không có gì. Do đó, họ không thể mua tài sản hoặc tiêu sản.
Người giàu mua tài sản, người nghèo mua nợ, đây là lý do tại sao có sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội. Người giàu biết cách tiêu tiền và sử dụng nó một cách hiệu quả để đầu tư vào việc sở hữu tài sản và mang lại nhiều tiền hơn cho tương lai, trong khi người nghèo sử dụng tất cả thu nhập của họ để chi trả cho chi phí ăn uống và sinh hoạt hàng ngày… dẫn đến tiêu tán tài sản và dần dần trở thành vô sản.
Có thể thấy tiêu sản không mang lại tiền trong tương lai mà bạn còn khiến bạn chi nhiều hơn cho chi phí bảo trì. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải lúc nào bạn cũng có tài sản mà không có tiêu sản. Chi tiền cho các khoản tiêu sản là điều cần thiết bởi vì:
- Tiêu sản để phục vụ nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí hay các mối quan hệ cần thiết của bạn. Việc mua tiêu sản là điều không thể thiếu để có thể đảm bảo mức sống cần thiết.
- Chi tiền cho tiêu sản giúp cải thiện được đời sống tinh thần, tạo mục tiêu cho bạn đầu tư kinh doanh.
Nhìn chung, việc mua tiêu sản là cần thiết, không thể loại bỏ ra khỏi cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, từng người sẽ cần xác định nhu cầu và các giá trị thực sự cần để đầu tư.
Tìm hiểu ngay: Quản lý tài chính cá nhân – Kỹ năng của người thành công
3. Phân biệt giữa 2 loại
Tài sản và tiêu sản là hai khía cạnh của tài chính, cả hai đều cần phải mua bằng tiền, nhưng có ý nghĩa và đặc điểm khác nhau. Phân biệt giữa tài sản và tiêu sản sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tiêu tiền sao cho hợp lý nhất.
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa tài sản và tiêu sản là giá trị tương lai của nó. Tài sản cung cấp giá trị cao hơn trong tương lai, giúp chủ sở hữu kiếm thêm thu nhập, trong khi tiêu sản mất giá dần, làm giảm số tiền của chủ sở hữu.
Ví dụ, bạn đã mua một chiếc ô tô, nếu bạn sử dụng với mục đích đi lại hàng ngày, đáp ứng nhu cầu đi lại thì chiếc xe là vật bất ly thân. Tuy nhiên, nếu chiếc xe được sử dụng cho mục đích kinh doanh và số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh đủ để chi trả cho việc bảo dưỡng chiếc xe và tạo ra lợi nhuận, thì chiếc xe sẽ trở thành một tài sản.
4. Gợi ý cách để bạn biến tiêu sản thành tài sản
Bạn đang gặp những vấn đề tài chính, chi tiêu không hợp lý dẫn tới sở hữu quá nhiều tiêu sản, dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn có thể biến tiêu sản thành tài sản:
- Nếu bạn thực sự thích một bộ quần áo nhưng không muốn lãng phí nó, bạn có thể cho thuê để kiếm lời sau này. Tại thời điểm này, quần áo ban đầu là tiêu sản đã trở thành tài sản của bạn.
- Mua chung cư để ở tuy nhiên sử dụng không hết không gian, tốn kém chi phí gas, điện nước, phí dịch vụ… Bạn có thể cho thuê lại chung cư để thu lại 1 phần tiền bù đắp cho khoản mà mình đã chi tiêu.
- Mua sắm điện thoại để dùng, bạn có thể tận dụng để làm việc tạo ra thu nhập hoặc là kinh doanh, biến chiếc điện thoại thành tài sản có giá trị.
Nếu bạn muốn quản lý tiền và tiêu tiền hiệu quả, bạn cần phân biệt giữa tài sản và tiêu sản. Từ đó, kiểm soát chi tiêu, phân bổ nguồn tài chính hợp lý dựa trên nhu cầu cần thiết và danh mục đầu tư phù hợp. Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn đọc hiểu được sự khác nhau giữa tài sản có và tài sản nợ để sử dụng tiền hiệu quả nhất.
Tìm hiểu ngay: Lên kế hoạch nghỉ hưu sớm ở tuổi 40 cực hiệu quả bạn biết chưa?
_______
Bạn cũng có thể tham khảo khóa học AzTalent để học cách quản lý tài chính hiệu quả từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này.
Hotline: 0962.498.639
Youtube: https://www.youtube.com/c/TựdotàichínhAzFinViệtNam
Podcast: https://soundcloud.com/tudotaichinhazfin
Cộng đồng: https://www.facebook.com/groups/tudotaichinhaz
Fanpage: https://www.facebook.com/AzTalenttaichinhchotre