Bạn đang gặp vấn đề về quản lý tiền bạc, bạn muốn đạt được tự do tài chính càng sớm càng tốt và làm cho cuộc sống của mình dễ dàng hơn, nhưng không biết làm thế nào? Hãy cùng tìm hiểu Quy tắc 6 chiếc lọ là gì? và công thức nào giúp bạn có thể quản lý tài chính hiệu quả hơn.
1. Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?
Quy luật 6 chiếc lọ tài chính được giới thiệu bởi T. Harv Eker, một doanh nhân, diễn giả và tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Secrets of the Millionaire Mind”. Sau khi tiêu hơn 1 triệu đô la mà mình kiếm được trong vòng chưa đầy hai năm, anh ấy đã phát triển nên quy tắc 6 chiếc lọ
Eker nhận ra thất bại của mình là do kỹ năng quản lý tiền kém và đầu tư sai lầm. Sau đó, anh ấy bắt đầu xem xét các góc độ tài chính khác nhau và bắt đầu phát triển kế hoạch tài chính của riêng mình. Ecker khẳng định trong những khóa học của mình rằng sự khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại về tài chính phụ thuộc phần lớn vào cách bạn quản lý tiền của mình.
Khái niệm về quy tắc 6 chiếc lọ quản lý tài chính cũng khá dễ hiểu. Theo nguyên tắc này, bạn sẽ cần chia tiền của mình làm 6 phần hay 6 chiếc lọ khác nhau. Mỗi lọ sẽ phục vụ một mục đích cụ thể hướng đến mục tiêu tự do tài chính.
Eker cũng nhấn mạnh rằng bạn nên bắt đầu với bao nhiêu tiền không thật sự quan trọng. Chìa khóa của quy tắc này đó là bạn phải luôn chia tiền vào trong 6 chiếc lọ tài chính này.
Xem thêm: Quản lý tài chính cá nhân là gì ? – Những điều bạn cần biết về tài chính cá nhân
2. Cách quản lý tiền bạc hiệu quả theo quy tắc 6 chiếc lọ
Khi bạn đã hiểu quy tắc 6 chiếc lọ là gì rồi thì hãy bắt tay vào việc quản lý tài chính cá nhân của mình ngay thôi nào! Việc đầu tiên mỗi khi nhận được bất cứ nguồn thu nhập nào, bạn hãy chia khoản tiền này vào 6 chiếc lọ quản lý tài chính theo công thức như sau:
2.1 – Lọ 1: Lọ chi tiêu cần thiết (NEC – chiếm 55% thu nhập)
Lọ đầu tiên chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất trong thu nhập dành cho những nhu cầu và chi phí cơ bản của bạn. Số tiền này sẽ giúp bạn chi trả cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày như: Ăn uống, Điện, Nước, Gas, Di chuyển, Bữa ăn… Lọ này nhằm đảm bảo bạn có thể chi trả cho mọi thứ bạn cần trong cuộc sống hàng ngày
2.2 – Lọ 2: Lọ tiết kiệm dài hạn (LTS – chiếm 10% thu nhập)
Khoản tiền tiếp theo trong phương pháp quản lý tiền này sẽ dành cho những nhu cầu mua sắm lớn hoặc mục tiêu tiết kiệm dài hạn như mua nhà, xe, kết hôn, v.v. Bạn cần nhớ rằng để đạt được những mục tiêu này, bạn cần tiết kiệm dài hạn. Nhưng nếu bạn gắn bó với nó, từ khoản tiết kiệm nhỏ hàng tháng có thể tăng lên nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lọ này như một quỹ dự phòng. Nếu bạn cần trang trải các chi phí đột xuất hay khẩn cấp, chiếc lọ này có thể giúp bạn trang trải một số chi phí.
Tìm hiểu ngay: Tài khoản tiết kiệm là gì – Những điều cần biết về tài khoản tiết kiệm
2.3 – Lọ 3: Quỹ tự do tài chính (FFA – chiếm 10% thu nhập)
Chiếc lọ này được thiết kế để giúp bạn tiết kiệm và đạt được mục tiêu tự do tài chính trong tương lai. Những khoản tiền này nên được phân bổ cho các khoản đầu tư, dòng thu nhập thụ động và kế hoạch nghỉ hưu.
Bạn có thể dùng tiền ở trong quỹ này để đầu tư chứng khoán, đầu tư vào quỹ, giao dịch cổ phiếu… Một khi bạn bỏ tiền vào trong tài khoản này, bạn sẽ không được tiêu tới .
Bạn có thể xem hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu hiệu quả và chi tiết nhất, bao gồm kiến thức đầu tư và giao dịch chứng khoán cơ bản. Ngoài ra, bạn có thể chuyển lợi nhuận sang các lọ khác, nhưng bạn không bao giờ được tiêu hết số tiền của mình. Nếu bạn đầu tư sớm và đầu tư hiệu quả, bạn sẽ tạo ra con “ngỗng” đẻ trứng vàng và giúp tiền đẻ ra tiền.
Xem thêm: Bí kíp giúp người trẻ tự do tài chính khi ở tuổi 30
2.4 – Lọ 4: Hưởng thụ (PLY – chiếm 10% thu nhập)
Mặc dù tiết kiệm và quản lý tiền hiệu quả để ổn định tài chính là điều quan trọng, nhưng vui chơi và tận hưởng cuộc sống cũng quan trọng không kém. Để đạt được tự do tài chính, tinh thần của bạn cũng phải vui vẻ. Chính vì thế bạn cần dành ra một khoản nhất định cho nhu cầu giải trí của mình. Bạn nên sử dụng chiếc lọ này cho những thứ mang lại niềm vui cho bạn.
Hãy chiêu đãi bản thân bằng một bữa ăn xa hoa, mua sắm, du lịch hoặc là bất cứ điều gì khác mà bạn mong muốn. Có thời gian nghỉ ngơi, cơ thể mới được nạp năng lượng và có thêm động lực để làm việc được tốt hơn.
2.5 – Lọ 5: Giáo dục (EDU – chiếm 10% thu nhập)
Chiếc lọ này được thiết kế để giúp bạn nâng cao trình độ học vấn và phát triển bản thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể coi số tiền này như một khoản đầu tư vào bản thân. Số tiền bạn chi cho việc cải thiện bản thân không bao giờ là lãng phí, bởi kiến thức và kinh nghiệm là tài sản quý giá nhất của bạn.
Những người thành công nhất không ngừng trau dồi kỹ năng và tiếp thu kiến thức mới. Bạn có thể sử dụng số tiền này để thanh toán cho các khóa học chuyên nghiệp, hội thảo, mua sách hoặc các ứng dụng học tập khác.
2.6 – Quy tắc lọ thứ 6: Giúp đỡ người khác (GIV – chiếm 5% thu nhập)
Theo quy tắc quản lý tiền này, số tiền cuối cùng là số tiền bạn nên làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân hoặc bạn bè. Khi tình hình tài chính của bạn ổn định, bạn có thể giúp đỡ những người khác trên hành trình của họ.
Bạn có thể sử dụng số tiền này để làm các việc tốt như làm từ thiện, giúp đỡ người thân hay bạn bè, giúp đỡ cộng đồng,… Nếu có nhiều khoản phải chi trả hơn, bạn có thể vắt giảm tỷ lệ khoản này xuống, tuy nhiên hãy nhớ luôn trích một khoản nhỏ để giúp đỡ người khác.
Đọc ngay: 8 trang web và ứng dụng kiếm tiền online uy tín không cần cọc tốt nhất 2023
_______
Bạn cũng có thể tham khảo khóa học AzTalent để học cách quản lý tài chính hiệu quả từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này.
Hotline: 0962.498.639
Youtube: https://www.youtube.com/c/TựdotàichínhAzFinViệtNam
Podcast: https://soundcloud.com/tudotaichinhazfin
Cộng đồng: https://www.facebook.com/groups/tudotaichinhaz
Fanpage: https://www.facebook.com/AzTalenttaichinhchotre